Khái quát Cách_cách

Dưới thời nhà Hậu Kim, con gái của Quốc quân, Thân vương, Quận vương và các vị Bối lặc đều được gọi là Cách cách. Sách Thanh sử cảo viết: "Thái Tổ sơ khởi, chư nữ đãn hiệu 'Cách cách'; Công chúa, Quận chúa, diệc sử thần duyên sức vân nhĩ"[1]. Vào lúc này, các nữ quyến đều xưng Cách cách, đem tên bộ tộc của chồng mình như vị hiệu, như Đông Quả Cách cách, Cáp Đạt Cách cáchBa Ước Đặc Cách cách.

Từ đó trong nhận thức đại đa số, "Cách cách" là một từ chỉ dùng để chỉ các nữ quyến hoàng tộc triều Thanh, mà đặc biệt là các con gái Đại hãn. Nhưng thực tế, vốn dĩ "Cách cách" là xưng hô bình thường chỉ nữ giới, đặc biệt là con gái nhà thế gia của người Mãn Châu. Trong Thanh văn chỉ yêu (清文指要), có một đoạn đối thoại quá trình kết thân của người Bát kỳ theo tiếng Mãn như sau:

gege be tuwaha manggi, age be inu hūlame dosimbufi, ubai taitai sade tuwabuki, ishunde gemu gūnin de acaha sehede, jai gemgkileci, inu goidarakū kai。

.

Nhìn qua vị Cách cách, rồi cũng gọi A ca vào xem, để cho các lão Thái thái nhìn một lượt, nếu nhìn thấy hợp ý thì liền gật đầu, không hợp thì để sau cũng được.

— Thanh văn chỉ yêu

Danh từ gege đó ý chỉ vị cô nương đến tuổi đang được chuẩn bị xem đối tượng cưới gả. Từ đây có thể thấy, Cách cách không phải chỉ dùng để chỉ nữ quyến hoàng tộc.

Bên cạnh đó, Cách cách vẫn tồn tại như một dạng danh xưng dành cho các thê thiếp cấp thấp trong hậu cung nhà Thanh. Theo đó, từ thời Nỗ Nhĩ Cáp Xích, danh từ Cách cách đã xuất hiện trong hàng Thứ Phúc tấn - các thiếp hầu địa vị thấp trong nội viện, và điều này kéo dài đến tận thời gian đầu triều Khang Hi. Hậu cung Thuận Trị cùng Khang Hi có rất nhiều tiểu thiếp danh phận Cách cách, như Thuận Trị Đế có Cách cách Sát Nhĩ Thiền thị, và theo hồ sơ Mãn văn thì cả Huệ phi lẫn Vinh phi đều từng là Cách cách. Tới khi Khang Hi Đế chính thức quy định cụ thể và áp dụng Bát đẳng hậu phi, danh xưng Cách cách không còn dùng trong hậu cung nữa, nhưng lại chuyển sang thành viên nữ quyến thuộc Hoàng tộc và Vương phủ.